Bước tới nội dung

Gambit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
abcdefgh
8
a8 black rook
b8 black knight
c8 black bishop
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
e7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
d5 black pawn
c4 white pawn
d4 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
e2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
b1 white knight
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
f1 white bishop
g1 white knight
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Gambit cánh Hậu: 1.d4 d5 2.c4.Nếu Đen ăn tốt(d:c4), Trắng sẽ tiến Tốt(e4) và kiểm soát trung tâm.

Gambit (từ Ý cổ gambetto, có nghĩa là "chèn ngã ai đó") là một ván cờ trong đó một người chơi, thường là Trắng, hy sinh quân, thường là một con tốt, với hy vọng đạt được một vị thế thuận lợi.[1] Một số ví dụ nổi tiếng là Gambit cánh Vua (1.e4 e5 2.f4), Gambit cánh Hậu (1.d4 d5 2.c4) và Gambit Evans (1.e4 e5 2. Nf3 Nc6 3. Bc4 Bc5 4.b4). Một gambit được quân Đen sử dụng cũng có thể được gọi là gambit, ví dụ Gambit Latvia (1.e4 e5 2. Nf3 f5) hoặc Gambit Englund (1.d4 e5); nhưng đôi khi được gọi là "phản gambit", ví dụ Phản Gambit Albin (1.d4 d5 2.c4 e5) và Phản Gambit Greco (một tên gọi cũ của Gambit Latvia).

Từ "gambit" ban đầu được áp dụng cho các ván cờ vào năm 1561 của linh mục người Tây Ban Nha Ruy López de Segura, từ một thành ngữ người Ý dare il gambetto (đưa một chân về phía trước để chèn ngã ai đó). López đã nghiên cứu kiểu đánh này, và vì vậy từ tiếng Ý gambetto đã trở thành gambito trong tiếng Tây Ban Nha, và dẫn đến tiếng Pháp gambit. Ý nghĩa rộng hơn của từ này là "nước khai cuộc nhằm đạt được lợi thế" lần đầu tiên được ghi lại bằng tiếng Anh vào năm 1855.[2]

"Gambit" đôi khi cũng được sử dụng để mô tả các chiến thuật tương tự được các chính trị gia hoặc doanh nhân sử dụng trong khi cạnh tranh với các đối thủ trong các lĩnh vực tương ứng của họ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Edward R. Brace, An Illustrated Dictionary of Chess, Hamlyn, 1979, p. 114. ISBN 0-600-32920-8.
  2. ^ “Gambit”. Online Etymology Dictionary. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2019.