Bước tới nội dung

Ronald Ross

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ronald Ross

Sinh(1857-05-13)13 tháng 5 năm 1857
Almora, North-Western Provinces, Ấn Độ thuộc Anh
Mất16 tháng 9 năm 1932(1932-09-16) (75 tuổi)
Luân Đôn, Anh
Nơi an nghỉNghĩa trang Putney Vale
51°26′18″B 0°14′23″T / 51,438408°B 0,239821°T / 51.438408; -0.239821
Quốc tịchBritish
Trường lớpSt Bartholomew's Hospital Medical College
Worshipful Society of Apothecaries
Nổi tiếng vìKhám phá ra sốt rét do muỗi lây truyền
Phối ngẫu
Rosa Bessie Bloxam (cưới 1889)
Giải thưởng
Sự nghiệp khoa học
NgànhMedicine
Nơi công tácPresidency General Hospital, Kolkata
Liverpool School of Tropical Medicine
King's College Hospital
British War Office
Ministry of Pensions and National Insurance
Ross Institute and Hospital for Tropical Diseases
Tên viết tắt trong ICZNRoss

Sir Ronald Ross KCB KCMG FRS FRCS[1][2] (13 tháng 5 năm 1857 - 16 tháng 9 năm 1932), là một bác sĩ người Anh đã giành giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1902 cho công trình của ông về việc truyền bệnh sốt rét, trở thành người Anh đầu tiên giành giải Nobel và là người đầu tiên giành giải Nobel ở ngoài Châu Âu.

Phát hiện của ông về ký sinh trùng sốt rét trong ống tiêu hóa của một con muỗi năm 1897 đã chứng minh rằng sốt rét là do muỗi truyền bệnh, và đặt nền móng cho phương pháp chống lại căn bệnh này. Ông là một người giỏi nhiều lĩnh vực, viết một số bài thơ, xuất bản nhiều tiểu thuyết, và sáng tác nhạc. Ông cũng là một nghệ sĩ nghiệp dư và nhà toán học tự nhiên.

Ông làm việc tại Dịch vụ Y tế Ấn Độ trong 25 năm. Chính trong quá trình phục vụ của ông, ông đã thực hiện khám phá y tế đột phá. Sau khi từ chức tại Ấn Độ, ông gia nhập Khoa của Trường Y học Nhiệt đới Liverpool, và tiếp tục làm Giáo sư và Chủ tịch của khoa Y học nhiệt đới của trường này trong 10 năm. Năm 1926, ông trở thành giám đốc của Viện Ross và Bệnh viện Nhiệt đới, được thành lập để tôn vinh các công trình của ông. Ross làm việc ở đó cho đến khi qua đời.[3][4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b N., G. H. F. (1933). “Sir Ronald Ross. 1857–1932”. Obituary Notices of Fellows of the Royal Society. 1 (2): 108–115. doi:10.1098/rsbm.1933.0006.
  2. ^ Rajakumar, K; Weisse, M (1999). “Centennial year of Ronald Ross' epic discovery of malaria transmission: an essay and tribute”. Southern Medical Journal. 92 (6): 567–71. doi:10.1097/00007611-199906000-00004. PMID 10372849.
  3. ^ “Ross and the Discovery that Mosquitoes Transmit Malaria Parasites”. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 8 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.
  4. ^ “Sir Ronald Ross (1857–1932)”. Dr. B.S. Kakkilaya's Malaria Web Site. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2014.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]