Bước tới nội dung

Paaliaq

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Paaliaq
Time lapse của Paaliaq chuyển động dọc theo quỹ đạo của nó mà dẫn tới sự phát hiện ra nó
Khám phá[1]
Khám phá bởiBrett J. Gladman và cộng sự
Tên định danh
Saturn XX
S/2000 S 2
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 2000 Feb. 26.00
15,200 Gm
Độ lệch tâm0,3631
686,9 ngày
(1,88 năm)
Độ nghiêng quỹ đạo45,083°
Đặc trưng vật lý
Kích thước22 km[2]
Suất phản chiếu0,04[2] giả sử
Kiểu phổ
đỏ
B−V=0.86, R−V=0.40[3]
D[3]

Paaliaq (/ˈpɑːli.ɑːk/ PAH-lee-ahkPAH-lee-ahk) là một vệ tinh tự nhiên dị hình của Sao Thổ chuyển động cùng chiều với Sao Thổ. Nó được phát hiện bởi Brett J. Gladman, John J. Kavelaars, Jean-Marc Petit, Hans Scholl, Matthew J. Holman, Brian G. Marsden, Philip D. Nicholson và Joseph A. Burns vào đầu tháng 10 năm 2000,[5][6] và được đặt ký hiệu tạm thời là S/2000 S 2. Vào tháng 8 năm 2003, nó được đặt tên theo một thầy mo hư cấu trong cuốn sách The Curse of the Shaman, được viết bởi Michael Kusugak, người cung cấp cho Kavelaars những cái tên của người khổng lồ trong thần thoại Inuit mà được dùng cho các vệ tinh của Sao Thổ khác.

Paaliaq được cho rằng có đường kính vào khoảng 22 kilomet, và quay quanh Sao Thổ với một khoảng cách trung bình là 15.2 triệu km trong 687 ngày. Nó là một thành viên của nhóm Inuit gồm các vệ tinh dị hình. Nó cũng ở gần với 9 vệ tinh khác cách nhau tối đa 10 dặm.

Nó có màu đỏ nhạt, và dưới tia hồng ngoại thì quang phổ của vệ tinh Paaliaq rất giống với các vệ tinh cùng nhóm Inuit khác là KiviuqSiarnaq, điều này đã hỗ trợ cho giả thiết về một nguồn gốc chung của nhóm Inuit bắt nguồn từ một sự vỡ vụn của một thiên thạch lớn hơn.[3][7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Discovery Circumstances (JPL)
  2. ^ a b Scott Sheppard pages
  3. ^ a b c Grav, T.; and Bauer, J.; A deeper look at the colors of Saturnian irregular satellites
  4. ^ Mean orbital parameters from NASA JPL
  5. ^ IAUC 7512: S/2000 S 1 and S/2000 S 2 ngày 25 tháng 10 năm 2000 (discovery)
  6. ^ MPEC 2000-Y15: S/2000 S 1, S/2000 S 2, S/2000 S 7, S/2000 S 8, S/2000 S 9 ngày 19 tháng 12 năm 2000 (discovery and ephemeris)
  7. ^ Gladman, B. J.; Nicholson, P. D.; Burns, J. A.; Kavelaars, J. J.; Marsden, B. G.; Holman, M. J.; Grav, T.; Hergenrother, C. W.; Petit, J.-M.; Jacobson, R. A.; and Gray, W. J.; Discovery of 12 satellites of Saturn exhibiting orbital clustering, Nature, 412 (ngày 12 tháng 7 năm 2001), pp. 163–166

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]