Lớn Bấy Duy Ngài
Lớn Bấy Duy Ngài (How Great Thou Art) là bài thánh ca được Carl Gustav Boberg sáng tác tại Thụy Điển năm 1885, và được Stuart Hine dịch sang tiếng Anh. Bài thánh ca trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích qua giọng hát của George Beverly Shea, trình bày trong các chiến dịch truyền bá phúc âm của Billy Graham tổ chức tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.[1]
"How Great Thou Art" cũng được chọn vào album cùng tên của Elvis Presley, phát hành năm 1967. Ca khúc giành được Giải Grammy cho thể loại "Nhạc Thánh" năm 1967, và thêm một Grammy nữa cho ca khúc này trong năm 1974 cho "Cung cách Trình diễn gây nhiều Cảm hứng nhất".[2]
Ca khúc này được bầu chọn vào tuyển tập các bài thánh ca được yêu thích tại Anh Quốc, Song of Praise, do BBC tổ chức.[3]
Từ một trải nghiệm về năng quyền uy vĩ của Thiên Chúa trong một lần đi bộ về nhà trong mưa gió và sấm sét trên quãng đường dài hai dặm từ một buổi nhóm ở nhà thờ, Carl Boberg, khi ấy là một mục sư trẻ tuổi sống ở Monsteras, vùng duyên hải đông nam Thụy Điển, đã sáng tác ca khúc "Lớn Bấy Duy Ngài".[4] Bài thánh ca này đã được chọn vào các hợp tuyển thánh ca của nhiều giáo hội, sánh vai cùng những bài thánh ca truyền thống.
Ca từ - bão tố, sấm sét (lóe sáng trong không trung như những vệt cắt rực lửa), mưa lạnh, gió lớn, và sự xuất hiện của cầu vồng hứa hẹn một bầu trời trong sáng – là một cách thể hiện đầy ấn tượng chuyển tải cảm xúc của tác giả về quyền năng siêu việt của Thiên Chúa, nhất là trong nguyên bản tiếng Thụy Điển, trong bối cảnh vùng quê Thụy Điển thế kỷ 19 gần gũi với thiên nhiên.
Người ta nói rằng không ai có thể hát bài thánh ca uy nghi này bằng những lời chúc tụng tôn nghiêm mà lòng không nhận biết quyền năng tối thượng của Đấng Tạo Hóa.
Ca sĩ trình bày
[sửa | sửa mã nguồn]Trong số các nghệ sĩ nổi tiếng trình bày ca khúc "Lớn Bấy Duy Ngài’’ có Alan Jackson, George Beverly Shea, Elvis Presley, Carrie Underwood, Burl Ives, Dixie Carter, Charlie Daniels Nhóm Tứ ca Blackwood Brothers,[5] Tennessee Ernie Ford,[6] Roy Rogers,[7] và Connie Smith,[8] Nhóm Anh em Statler, từ album Holy Bible New Testament, chiếm vị trí 39 trong bảng xếp hạng Hot Country Songs năm 1976.[9]
Bản thánh ca được chọn làm nhạc hiệu cho chương trình của Sir Howard Morrison ở New Zealand, đĩa đơn của ông (tiếng Anh và tiếng Maori) được đáp ứng nồng nhiệt.[10] Sau khi Morrison qua đời năm 2009, một chuyến lưu diễn tưởng nhớ ông, "Sir Howard Morrison: How Great Thou Art" được tổ chức trên toàn quốc.[11]
Bản thánh ca cũng được chọn làm tựa đề cho album nhạc phúc âm thứ hai của Elvis Presley How Great Thou Art (RCA LSP/LPM 3578)[12] phát hành trong tháng 3 năm 1967.[13] Ca khúc đã giúp Presley đoạt giải Grammy năm 1967 cho nhạc tôn giáo hay nhất, và giải Grammy năm 1974 cho album "Recorded Live on Stage in Memphis".[2][14][15]
Ca từ
[sửa | sửa mã nguồn]
|
|
|
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Kurian, G. T. (2001). Nelson's new Christian dictionary: The authoritative resource on the Christian world. Nashville: Thomas Nelson.
- ^ a b “Grammy Award search engine”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008.
- ^ Bradley, Ian: "All Things That Give Sound," in "Not Angels, But Anglicans: A History of Christianity in the British Isles", ed. Henry Chadwick (Norwich: Canterbury Press, 2000), 208.
- ^ Tan, P. L.: "Encyclopedia of 7700 illustrations: A treasury of illustrations, anecdotes, facts and quotations for pastors, teachers and Christian workers.", Bible Communications, 1996, c1979
- ^ Gospel Classics Series (RCA, ngày 7 tháng 4 năm 1998); Vladimir Bogdanov, Chris Woodstra, and Stephen Thomas Erlewine, All Music Guide to Country: The Definitive Guide to Country Music (Backbeat Books, 2003):64.
- ^ Country Gospel Classics, Vol. 2 (Capitol, ngày 10 tháng 6 năm 1991); Vladimir Bogdanov, Chris Woodstra, and Stephen Thomas Erlewine, All Music Guide to Country: The Definitive Guide to Country Music (Backbeat Books, 2003):258).
- ^ The Bible Tells Me So (Capitol 1962), Vladimir Bogdanov, Chris Woodstra, and Stephen Thomas Erlewine, All Music Guide to Country: The Definitive Guide to Country Music (Backbeat Books, 2003):660.
- ^ Back in Baby's Arms (RCA, 1969): Vladimir Bogdanov, Chris Woodstra, and Stephen Thomas Erlewine, All Music Guide to Country: The Definitive Guide to Country Music (Backbeat Books, 2003):694.
- ^ Whitburn, Joel (2008). Hot Country Songs 1944 to 2008. Record Research, Inc. tr. 399. ISBN 0-89820-177-2.
- ^ Link to Maori lyrics of the hymn, as performed by Morrison.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2012.
- ^ “Elvis Discography 1967”. Sergent.com.au. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “"Elvis Sacred Albums"”. Biwa.ne.jp. ngày 1 tháng 5 năm 1996. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ “Elvis Discography 1974”. Sergent.com.au. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.
- ^ Elvis Express (ngày 22 tháng 4 năm 1976). “Elvis Express Radio”. Elvis-express.com. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2012.