Hà Long
Hà Long
|
||
---|---|---|
Thị trấn | ||
Thị trấn Hà Long | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Thanh Hóa | |
Huyện | Hà Trung | |
Thành lập | ||
Loại đô thị | Loại V | |
Năm công nhận | 2023[3] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 20°06′56″B 105°48′51″Đ / 20,11556°B 105,81417°Đ | ||
| ||
Diện tích | 48,41 km²[2] | |
Dân số (2023) | ||
Tổng cộng | 10.969 người[2] | |
Mật độ | 227 người/km² | |
Dân tộc | Kinh, Mường,... | |
Khác | ||
Mã hành chính | 15274[4] | |
Mã bưu chính | 40623 | |
Website | halong | |
Hà Long là một thị trấn thuộc huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Thị trấn Hà Long nằm ở phía tây bắc huyện Hà Trung, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thị xã Bỉm Sơn
- Phía tây giáp huyện Thạch Thành
- Phía nam giáp các xã Hà Bắc, Hà Giang
- Phía bắc giáp tỉnh Ninh Bình.
Thị trấn Hà Long có diện tích tự nhiên 48,41 km².[2] Đây là địa phương chiếm gần 20% diện tích toàn huyện Hà Trung, lớn nhất trong số các xã, thị trấn của huyện.
Năm | Số dân | ±% |
---|---|---|
1999 | 9.243 | — |
2009 | 8.892 | −3.8% |
2019 | 9.740 | +9.5% |
2022 | 10.679 | +9.6% |
2023 | 10.969 | +2.7% |
Nguồn: 1999,[5] 2009,[6] 2019,[7] 2022,[8] 2023.[2] |
Quy mô dân số của thị trấn năm 2023 là 10.969 người, mật độ dân số đạt 227 người/km².[2] Các dân tộc chính sinh sống tại Hà Long là Kinh và Mường.[9]
Đây là nơi tọa lạc của nút giao Gia Miêu thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45), kết nối với quốc lộ 217B.[10]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước năm 1945, vùng đất thị trấn Hà Long thuộc tổng Thượng Bạn, phủ Hà Trung.[1]
Sau Cách mạng tháng Tám, tổng Thượng Bạn trở thành xã Lam Sơn thuộc huyện Hà Trung; cuối năm 1947 thì xã Lam Sơn đổi tên thành xã Long Khê. Đến ngày 6 tháng 7 năm 1954, xã Long Khê chính thức mang tên Hà Long.[1]
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Hà Trung sáp nhập với huyện Nga Sơn thành huyện Trung Sơn, xã Hà Long thuộc huyện Trung Sơn.[11] Đến ngày 30 tháng 8 năm 1982, xã Hà Long trở lại trực thuộc huyện Hà Trung vừa tái lập.[12]
Ngày 24 tháng 12 năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 5424/QĐ-UBND[13] về việc công nhận khu vực trung tâm xã Hà Long đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Năm 2018, xã Hà Long có 12 thôn. Ngày 11 tháng 7 cùng năm, Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVII thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh;[14] theo đó:
- Sáp nhập các thôn Gia Miêu 1, Gia Miêu 2 vào thôn Gia Miêu
- Sáp nhập các thôn Đồng Quảng và Đông Bình thành thôn Quảng Bình.
Sau sắp xếp, xã Hà Long có 9 thôn.
Ngày 12 tháng 7 năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 2485/QĐ-UBND[3] về việc công nhận khu vực dự kiến hình thành đô thị Hà Long (gồm toàn bộ xã Hà Long) đạt tiêu chí đô thị loại V.
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[2] Theo đó, thành lập thị trấn Hà Long trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hà Long.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Thị trấn Hà Long được chia thành 9 thôn: Đại Sơn, Đồng Hậu, Đồng Toàn, Gia Miêu, Hoàng Vân, Khắc Dũng, Nghĩa Đụng, Quảng Bình, Yến Vỹ.[15]
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Vùng đất Gia Miêu Ngoại trang, huyện Tống Sơn (nay là thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung) là nơi phát tích của dòng dõi các đời Chúa Nguyễn và các vua Triều Nguyễn.[16] Do đó, Vua Gia Long đã phong Gia Miêu là đất quý hương, Tống Sơn là đất quý huyện.[17] Dấu tích còn lại đến ngày nay chính là 3 di tích cấp quốc gia: Lăng miếu Triệu Tường, Đình Gia Miêu, Nhà thờ họ Nguyễn, cùng nhiều di tích khác.[18]
Di tích Lăng miếu Triệu Tường bao gồm lăng Triệu Tường và miếu Triệu Tường, cách nhau khoảng 1 km. Lăng Triệu Tường (còn có tên là lăng Trường Nguyên) là nơi an táng của Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Kim. Khu miếu Triệu Tường là nơi thờ tự, có diện tích khoảng 5 ha, được xây dựng giống như một tòa thành nhỏ. Do có nét tương đồng với kinh thành Huế nên miếu Triệu Tường còn được xem như một "kinh thành Huế thu nhỏ" trong lòng xứ Thanh.[19] Bị hư hỏng, hoang phế do thời gian với nhiều biến cố lịch sử, di tích Lăng miếu Triệu Tường hiện đang được trùng tu, tôn tạo.[17][20]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Thu Phương (6 tháng 9 năm 2019). “Tọa đàm kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Ủy ban cách mạng lâm thời tổng Thượng Bạn (Nay là xã Hà Long)”. Trang thông tin điện tử xã Hà Long. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b c d e f g Ủy ban Thường vụ Quốc hội (24 tháng 10 năm 2024). “Nghị quyết số 1238/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025”. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2024.
- ^ a b Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (12 tháng 7 năm 2023). “Quyết định số 2485/QĐ-UBND về việc công nhận khu vực dự kiến hình thành đô thị Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chí đô thị loại V” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2023.
- ^ “Đơn vị hành chính”. danhmuchanhchinh.gso.gov.vn. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2024.
- ^ “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin và Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Kho dữ liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009”. portal.thongke.gov.vn. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê (20 tháng 4 năm 2020). “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Nhà xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2022.
- ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (22 tháng 1 năm 2024). “Phương án số 25/PA-UBND tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2024.
- ^ “Dân số DTTS cấp xã 63 tỉnh thành.xlsx”. Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa. 28 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ Thanh Tùng (28 tháng 4 năm 2023). “Hình ảnh tuyến cao tốc 12.000 tỷ Mai Sơn - Quốc lộ 45 ngày đầu thông xe”. Báo điện tử Dân trí. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ Hội đồng Chính phủ (5 tháng 7 năm 1977). “Quyết định số 177-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Thư Viện Pháp Luật. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ Hội đồng Bộ trưởng (30 tháng 8 năm 1982). “Quyết định số 149/HĐBT về việc phân vạch địa giới một số huyện và đổi tên huyện Đông Thiệu thuộc tỉnh Thanh Hóa”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật Trung ương. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2024.
- ^ Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (24 tháng 12 năm 2015). “Quyết định số 5424/QĐ-UBND về việc công nhận trung tâm xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn đô thị loại V” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa (7 tháng 11 năm 2018). “Nghị quyết số 106/NQ-HĐND về đổi tên; chuyển thôn thành khu phố; sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố mới tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Cổng thông tin điện tử của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2024. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2024.
- ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (8 tháng 4 năm 2020). “Quyết định 1238/QĐ-UBND năm 2020 về việc phân loại thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2022.
- ^ Hoài Thu - Hoàng Đông (27 tháng 2 năm 2023). “Về thăm Gia Miêu Ngoại trang”. Báo Thanh Hóa điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ a b Lê Hoàng (25 tháng 1 năm 2023). “Dấu tích 'kinh thành Huế thu nhỏ' ở xứ Thanh”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2024.
- ^ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (23 tháng 8 năm 2023). “Công văn số 12357/UBND-THKH về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập thị trấn Hà Long và thị trấn Hà Lĩnh thuộc huyện Hà Trung” (PDF). Hệ thống văn bản pháp luật tỉnh Thanh Hóa. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2024.
- ^ UBND Hà Long (6 tháng 9 năm 2024). “UBND huyện tổ chức hội nghị đối thoại thực hiện công tác GPMB dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Lăng Miếu Triệu Tường, xã Hà Long”. UBND Hà Long. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2024.
Các nhà sử học coi khu di tích này là kinh thành Huế thu nhỏ
- ^ Tuấn Minh (18 tháng 2 năm 2024). “"Kinh thành Huế" thu nhỏ giữa lòng xứ Thanh”. Báo Người Lao Động điện tử. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2024.