Bước tới nội dung

Kali iodat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kali iodat
Cấu trúc của kali iodat
Mẫu kali iodat
Danh pháp IUPACPotassium iodate
(Kali iodat)
Tên khácKali iodat(V)
Nhận dạng
Số CAS7758-05-6
PubChem23665710
Số EINECS231-831-9
Số RTECSNN1350000
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [K+].[O-]I(=O)=O

InChI
đầy đủ
  • 1/HIO3.K/c2-1(3)4;/h(H,2,3,4);/q;+1/p-1
UNIII139E44NHL
Thuộc tính
Công thức phân tửKIO3
Khối lượng mol214,0005 g/mol
Bề ngoàibột trắng hoặc tinh thể
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng3,89 g/cm³
Điểm nóng chảy 560 °C (833 K; 1.040 °F) (phân hủy)
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nước4,74 g/100 mL (0 ℃)
9,16 g/100 mL (25 ℃)
32,3 g/100 mL (100 ℃)
Độ hòa tantan trong dung dịch KI
không tan trong cồn, amonia lỏng, axit nitric
MagSus-63,1·10-6 cm³/mol
Các nguy hiểm
NFPA 704

0
2
2
 
Chỉ dẫn RR9, R22, R36, R37, R38
Chỉ dẫn SS35
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
Các hợp chất liên quan
Anion khácKali clorat
Kali bromat
Cation khácNatri iodat
Hợp chất liên quanKali iodide
Kali peiodat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Kali iodat (công thức hóa học: KIO3) là một hợp chất gồm các ion K+ và IO3 theo tỷ lệ 1:1.

Tính chất hóa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Kali iodat là một chất oxy hóa mạnh và do đó nó có thể gây ra hỏa hoạn nếu tiếp xúc với vật liệu dễ cháy hoặc các chất khử. Nó có thể được điều chế bằng cách cho một base chứa kali như kali hydroxide với axit iodic:

HIO3 + KOH → KIO3 + H2O

Nó cũng có thể được điều chế bằng cách thêm iod vào một dung dịch kali hydroxide đặc nóng.

3I2 + 6KOH → KIO3 + 5KI + 3H2O

Hoặc bằng cách kết hợp kali iodide với kali clorat, bromat hoặc perchlorat, chất tan được chiết xuất bằng nước và kali iodat được phân lập từ dung dịch bằng cách kết tinh:[1]

KI + KClO3 → KIO3 + KCl

Điều kiện/chất cần tránh bao gồm: nhiệt, sốc, ma sát, vật liệu dễ cháy, nhôm, hợp chất hữu cơ, cacbon, hydro peroxide và các muối sunfit.

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Kali iodat đôi khi được sử dụng cho việc bổ sung iod vào muối ăn để ngăn ngừa các bệnh do thiếu iod. Vì iodide có thể được oxy hóa thành iod bằng oxy phân tử trong điều kiện ẩm ướt, các công ty Hoa Kỳ thêm thiosunfat hoặc các chất chống oxy hóa khác vào kali iodide. Ở các nước khác, kali iodat được sử dụng như một nguồn Iod cho người ăn kiêng. Nó cũng là một thành phần trong một số sữa công thức cho trẻ em.

Giống như kali bromat, kali iodat thỉnh thoảng được sử dụng làm chất làm chín trong quá trình nướng bánh.

Bảo vệ khỏi phóng xạ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kali iodat có thể được sử dụng để bảo vệ chống lại sự tích tụ iod phóng xạ (có 37 đồng vị của iod (53I) được biết đến, từ 108I đến 144I, tất cả trải qua phân rã phóng xạ ngoại trừ 127I ổn định) chỉ có từ trong tuyến giáp bằng cách bão hòa cơ thể với một nguồn iod ổn định trước khi tiếp xúc với nguồn phòng xạ.[2] Được chấp thuận bởi Tổ chức Y tế Thế giới về bảo vệ bức xạ, kali iodat (KIO3) là một chất thay thế cho kali iodide (KI), có thời hạn sử dụng thấp ở vùng khí hậu nóng ẩm.[3] Vương quốc Anh, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và các tiểu bang của Hoa Kỳ là IdahoUtah được biết là trữ kali iodat dưới dạng viên nén.[cần dẫn nguồn] Chính phủ Ireland sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 đã ban hành viên nén kali iodat cho tất cả các hộ gia đình.[4][5] Tuy nhiên, chất này không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để sử dụng làm thuốc bảo vệ tuyến giáp và FDA đã thực hiện hành động chống lại các trang web của Hoa Kỳ quảng bá việc sử dụng này.[6][7]

Liều dùng khuyến cáo cho trường hợp khẩn cấp liên quan đến iod phóng xạ:[8]
Tuổi KI/mg KIO3/mg
Trên 12 tuổi 130 170
3–12 tuổi 65 85
1–36 tháng tuổi 32 42
< 1 tháng tuổi 16 21

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Pradyot Patnaik. Handbook of Inorganic Chemicals. McGraw-Hill, 2002, ISBN 0-07-049439-8
  2. ^ Astbury, John; Horsley, Stephen; Gent, Nick (1999), “Evaluation of a scheme for the pre-distribution of stable iodine (potassium iodate) to the civilian population residing within the immediate countermeasures zone of a nuclear submarine construction facility”, Journal of Public Health, 21 (4): 2008–10, doi:10.1093/pubmed/21.4.412, PMID 11469363
  3. ^ Pahuja, D.N.; Rajan, M.G.; Borkar, A.V.; Samuel, A.M. (tháng 11 năm 2008), “Potassium iodate and its comparison to potassium iodide as a blocker of 131I uptake by the thyroid in rats”, Health physics, 65 (5): 545–9, doi:10.1097/00004032-199311000-00014, PMID 8225995
  4. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  5. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2013.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  6. ^ http://www.nukepills.com/potassium-iodate-vs-potassium-iodide.html
  7. ^ http://www.nukepills.com/docs/Potassium%20Iodate%20warning%20letter.pdf
  8. ^ Guidelines for Iodine Prophylaxis following Nuclear Accidents (PDF), Geneva: World Health Organization, 1999