Bước tới nội dung

Escorteur

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu khu trục hộ tống USS Kyne (lớp Cannon)

Thuật ngữ Escorteur (tàu hộ tống) của Pháp được dùng trong thế chiến thứ hai để chỉ định một loại tàu chiến có trọng tải troãng nước hạng nhẹ hay hạng trung. Chúng được giao nhiệm vụ bảo vệ đoàn tầu vận tải hay hạm đội khỏi mối đe dọa từ tàu ngầm. Vai trò này thường được giao cho các tàu khu trục hộ tống của Mỹ như là lớp Buckley hay lớp Cannon, khu trục lớp Hunt của Anh hay Tàu hộ tống lớp River đóng tại Anh, Canada và Úc. Hải quân Đế quốc Nhật sử dụng thuật ngữ Kaibōkan để chỉ định tàu với vai trò tương đương.

Các tàu escorteur của Hải quân Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu escorteurs của FNFL (Hải quân Pháp Tự do) Escarmouche (lớp River)

Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, để thực hiện nhiệm vụ hộ tống, Hải quân Pháp chỉ có thể sử dụng các tàu torpilleurcontre-torpilleur (còn gọi là tàu khu trục) cùng với một số tàu aviso còn sót sau chiến tranh. Chúng sau đó được bù đắp bởi một số tàu của ĐứcÝ lấy được làm bồi thường chiến tranh và tàu từ Anh và Mỹ bao gồm các tàu như:

Hai tàu tuần dương hạng nhẹ của Ý, chiếc Châteaurenault (D606) [1]Guichen (D607) [2], mang chỉ định escorteur d'escadre (Hộ tống hạm đội) từ năm 1955 cho đến khi được giải giáp vào năm 1962 và 1963.

Xây dựng một đội tàu mới

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong những năm 1950-1960, Pháp đã tái lập hải quân với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, đóng góp phần lớn cho chương trình tái thiết. Sau những do dự nhất định, thuật ngữ «tàu hộ tống» cuối cùng đã được chọn cho loại tàu chiến mới này, thay vì «torpilleur» hay «contre-torpilleur». Hai cụm từ trên được ngừng sử dụng hoàn toàn.

Bốn loại hộ tống hạm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 18 tàu hộ tống hạm đội: 12 tàu lớp T47, 5 tàu lớp T53,1 tàu lớp T56: tàu 3.000 tấn Anh, dài 128 đến 132 mét (420 đến 433 ft), thực hiệm vai trò chống hạm, chống tàu ngầm, phòng không và điều hướng radar. Chúng hình thành cho đến cuối những năm 1980 và là lực lượng trụ cột trên biển của Hải quân Pháp. Đối với NATO, chúng được liệt kê là tàu khu trục.
  • 18 tàu hộ tống cấp tốc: Lớp E50 và E52; Loại tàu nhẹ hơn 1.500 tấn Anh, chiều dài 99 mét (325 ft), thực vai trò chống tàu ngầm. Đối với NATO, chúng được liệt kê là tàu frigate.
  • 9 tàu hộ tống Aviso: lớp Commandant Rivière; tàu 2.100 tấn Anh, chiều dài 103 mét (338 ft), thực hiện vai trò chống tàu ngầm và chống hạm. Đối với NATO, chúng được liệt kê là tàu frigate.
  • 14 tàu hộ tống ven biển: 3 tàu lớp Lê Fougeux và 11 tàu lớp L'Adroit; Tàu 400 tấn Anh,dài 52 mét (171 ft). Đối với NATO, chúng được liệt kê là tàu tuần tra và tàu đuổi tàu ngầm

Thuật ngữ « escorteur » không còn được sử dụng trong Hải quân Pháp. Chỉ định đã được thay thế bằng frégate(Hộ tống hạm), aviso(Liên lạc hạm) hoặc patrouilleur(Tuần tra hạm).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Jean Moulin, Rober Dumas, Les Escorteurs d'escadre, Marines éditions Nantes, 1997 ISBN 2-909675297