Bước tới nội dung

Dây thanh âm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dây thanh âm
Vocal cords
Laryngoscopic view of the vocal folds.
Chi tiết
Tiền thânCung họng thứ 6
Cơ quanHệ hô hấp
Định danh
Latinhplica vocalis
MeSHD014827
TAA06.2.09.013
FMA55457
Thuật ngữ giải phẫu
Dây thanh âm đang mở
Dây thanh âm khi nói

Dây thanh âm hay dây thanh đới (tiếng Anh: vocal cords hay vocal folds) là một cặp dây như nếp gấp bằng màng nhầy nằm bên trong thanh quản (larynx). Dây thanh đới nằm phía bên trên ống khí quản (trachea) và nằm phía bên trong thanh quản. Nằm giữa 2 dây thành đới và thanh quản còn có thanh đới giả (false vocal folds).

Khi phát âm (như là nói, hát), luồng hơi từ phổi đẩy lên làm các dây thanh rung động, từ đó tạo ra tiếng. Chúng sẽ rung liên tục, tuy nhiên tần suất rung còn tùy thuộc vào cao độ của âm thanh.[1][2][3] Ngược lại, dây thanh âm sẽ đóng lại khi ta im lặng, giữ nguyên hơi thở.

Bên trên dây thanh đới là nắp thanh quản (epiglottis) hoạt động như một cái van đóng/mở, khi nhai đồ ăn/uống, nắp thanh quản sẽ đóng lại, tránh không để chúng rơi vào thanh quản mà rơi xuống dạ dày. Nếu mảnh thức ăn đó đi sai đường, rơi vào thanh quản sẽ gây ra hiện tượng ho, sặc.

Kích thước dây thanh đới của nam và nữ khác nhau. Ở nam trưởng thành, dây thanh đới dài và dày hơn, giọng vì thế sẽ trầm hơn nữ. Dây thanh đới của nam thường dài khoảng 1,75 - 2,5 cm, trong khi của nữ là từ 1,25 đến 1,75 cm. Sự khác nhau của kích thước dây thanh đới dẫn đến sự khác nhau về cao độ giọng của mỗi người.[4][5][6][7]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Titze IR (tháng 1 năm 2008). “The human instrument”. Sci. Am. 298 (1): 94–101. doi:10.1038/scientificamerican0108-94. PMID 18225701.
  2. ^ Titze, Ingo R. (1994). Principles of Voice Production. Prentice Hall. ISBN 978-0-13-717893-3. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ Maton, Anthea; Hopkins, Jean; McLaughlin, Charles William; Johnson, Susan; Warner, Maryanna Quon; LaHart, David; Wright, Jill D. (1993). Human Biology and Health. Prentice Hall. ISBN 0-13-981176-1.
  4. ^ Pawlak AS, Hammond T, Hammond E, Gray SD (tháng 1 năm 1996). “Immunocytochemical study of proteoglycans in vocal folds”. Ann. Otol. Rhinol. Laryngol. 105 (1): 6–11. PMID 8546427.
  5. ^ Sato K, Hirano M (tháng 1 năm 1997). “Age-related changes of elastic fibers in the superficial layer of the lamina propria of vocal folds”. Ann. Otol. Rhinol. Laryngol. 106 (1): 44–8. doi:10.1177/000348949710600109. PMID 9006361.
  6. ^ Fuks, Leonardo (1998). “From Air to Music: Acoustical, Physiological and Perceptual Aspects of Reed Wind Instrument Playing and Vocal-Ventricular Fold Phonation”. Stockholm, Sweden. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2010.
  7. ^ Sato K, Hirano M, Nakashima T (tháng 1 năm 2002). “Age-related changes of collagenous fibers in the human vocal fold mucosa”. Ann. Otol. Rhinol. Laryngol. 111 (1): 15–20. doi:10.1177/000348940211100103. PMID 11800365.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]