Chi Sen
Chi Sen | |
---|---|
Hoa sen trắng (Nelumbo lutea) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Proteales |
Họ (familia) | Nelumbonaceae |
Chi (genus) | Nelumbo Adans., 1763 |
Các loài | |
|
Chi Sen (danh pháp khoa học: Nelumbo) là một chi thực vật có hoa thuộc bộ Quắn hoa. Từ Nelumbo (tiếng Hindi: कमल) có nguồn gốc từ tiếng Sinhala නෙළුම්, neḷum, để chỉ loài sen Nelumbo nucifera.[1]
Các loài trong chi Nelumbo có hoa rất giống với các loài hoa súng trong họ Nymphaeaceae (họ Súng). Lá của các loài sen có thể phân biệt được với lá của các loài trong họ Nymphaeaceae, do lá sen có hình khiên (lá tròn), trong khi đó Nymphaeaceae có vết khía hình chữ V đặc trưng từ mép lá vào tâm của lá. Quả ở trung tâm chứa các hạt của các loài cũng có đặc trưng phân biệt và được gọi là bát sen.
Nelumbo nucifera được biết đến nhiều như là một loại hoa linh thiêng của Ấn giáo và Phật giáo và là quốc hoa của Ấn Độ. Thân rễ (ngó sen) của nó cũng được sử dụng nhiều trong ẩm thực châu Á. Nhà thờ của Bahá'í giáo tại Ấn Độ có hình dạng của hoa sen.
Nelumbo lutea là loài sen thứ hai có màu trắng thấy phổ biến ở Bắc Mỹ.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]- Nelumbo lutea Willd.: Sen trắng, còn gọi là sen Mỹ, xuất hiện ở miền Đông Hoa Kỳ, Mexico, Đại Antilles, Honduras
- Nelumbo nucifera Gaertn.: Sen hồng, loài hoa được xem là linh thiêng trong Ấn giáo và Phật giáo, được xem là quốc hoa của Ấn Độ và Việt Nam.[2]
- Các loài tuyệt chủng
- †Nelumbo aureavallis Hickey[3]
- †Nelumbo changchangensis.
- †Nelumbo minima
- †Nelumbo nipponica
- †Nelumbo orientalis
- †Nelumbo protolutea
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
N. lutea (Sen Mỹ)
-
Sen 'Mrs. Perry D. Slocum'- Dried seed pod
-
Lotus in lake, showing leaves, buds, flowers, seed heads
-
Nelumbo nucifera bud
-
N. nucifera
Lợi ích của sen với đời sống
[sửa | sửa mã nguồn]- Hoa sen là một biểu tượng cho sự thanh cao theo người Việt và nhiều nơi khác ở châu Á. Hình ảnh tòa sen hiện diện trong ảnh thờ phụng, đặc biệt là Phật giáo.
- Hạt sen được dùng làm thuốc trị các chứng mất ngủ thông thường và có tác dụng an thần. Trong ngày Tết thì hạt sen được dùng làm mứt để thưởng thức với trà nóng.
- Ngó sen cũng được chế biến làm thực phẩm như "gỏi ngó sen"
- Trong ca dao tục ngữ:
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
- Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
- Nhị vàng, bông trắng lá xanh
- Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
- (ca dao)
- Trên đời gì rẻ bằng Bèo,
- Chờ khi nước lụt, Bèo trèo lên Sen.
- Trên đời gì tốt bằng Sen,
- Quan yêu dân chuộng, rã bèn cũng hư.
- (ca dao)
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hyam, R. & Pankhurst, R.J. (1995). Plants and their names: a concise dictionary. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-866189-4.
- ^ “Nelumbo nucifera (sacred lotus)”. Kew. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2015.
- ^ Hickey, Leo (1977). Stratigraphy and Paleobotany of the Golden Valley Formation (Early Tertiary) of Western North Dakota. Boulder, Colorado: Geological Society of America. tr. 110& Plate 5. ISBN 0-8137-1150-9.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Wikispecies có thông tin sinh học về Chi Sen |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chi Sen. |
- Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385. ISSN 0024-4074.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- Họ Sen (Nelumbonaceae) Lưu trữ 2006-11-01 tại Wayback Machine trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine: Miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. Phiên bản ngày 3 tháng 5 năm 2006. http://delta-intkey.com Lưu trữ 2007-01-03 tại Wayback Machine.
- Nelumbonaceae trong Thực vật Bắc Mỹ
- Nelumbonaceae trong Thực vật Trung Quốc
- Phân loại của NCBI
- Liên kết tại csdl.tamu.edu Lưu trữ 2008-10-12 tại Wayback Machine
- Nelumbonaceae trên APG III