thế
Giao diện
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
tʰe˧˥ | tʰḛ˩˧ | tʰe˧˥ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
tʰe˩˩ | tʰḛ˩˧ |
Các chữ Hán có phiên âm thành “thế”
Chữ Nôm
[sửa](trợ giúp hiển thị và nhập chữ Nôm)
Cách viết từ này trong chữ Nôm
Từ tương tự
[sửa]Danh từ
[sửa]thế
- (Vch.; kết hợp hạn chế) . Đời, thế gian.
- Cuộc thế.
- Miệng thế mỉa mai.
- Tổng thể nói chung các quan hệ về vị trí tạo thành điều kiện chung có lợi hay không có lợi cho một hoạt động nào đó của con người.
- Thế núi hiểm trở, tiện cho phòng thủ.
- Cờ đang thế bí.
- Thế mạnh.
- Cậy thế làm càn.
- Thế không thể ở được, phải ra đi.
Đại từ
[sửa]thế
- Từ dùng để chỉ điều như hoặc coi như đã biết, vì vừa được nói đến, hay đang là thực tế ở ngay trước mắt.
- Cứ thế mà làm.
- Nghĩ như thế cũng phải.
- Bao giờ chả thế.
- Thế này thì ai chịu được.
- Giỏi đến thế là cùng.
- (Thường dùng ở đầu hoặc cuối câu hay đầu phân câu, và thường là trong câu nghi vấn) . Từ dùng để nhấn mạnh tính chất cụ thể gắn liền với hiện thực đã biết hoặc hiện thực trước mắt, của điều muốn nói, muốn hỏi. bao giờ thì xong?
- Thế tôi đi nhé!
- Ai bảo cho nó biết thế?
- Nó đồng ý rồi, thế còn anh?
- (Thường dùng ở cuối câu biểu cảm) . Từ biểu thị ý ngạc nhiên khi nhận thức ra mức độ cao của một thuộc tính trực tiếp tác động đến mình hoặc của một trạng thái tình cảm của bản thân mình.
- Ở đây nóng thế!
- Sao mà vui thế!
- Giỏi thế!
- Ghét thế không biết! (kng. ).
- Yêu sao yêu thế! (kng. ).
Động từ
[sửa]thế
- Đưa cái khác vào chỗ của cái hiện đang thiếu để có thể coi như không còn thiếu nữa; thay.
- Thiếu phân đạm thì tạm thế phân xanh vào.
- Bố bận, con đi thế.
- Giao cho làm tin để vay tiền.
- Thế ruộng.
- Thế vợ đợ con.
Dịch
[sửa]Tham khảo
[sửa]- "thế", Hồ Ngọc Đức, Dự án Từ điển tiếng Việt miễn phí (chi tiết)
- Thông tin chữ Hán và chữ Nôm dựa theo cơ sở dữ liệu của phần mềm WinVNKey, đóng góp bởi học giả Lê Sơn Thanh; đã được các tác giả đồng ý đưa vào đây. (chi tiết)
Tiếng Mường
[sửa]Danh từ
[sửa]thế
- thể.
Tham khảo
[sửa]- Nguyễn Văn Khang, Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường - Việt[1], Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc Hà Nội