Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Lịch sử không nên lặp lại

Bài viết của Giản Ý

MINH HUỆ 17-06-2020

Lịch sử vẫn luôn khiến cho người ta không khỏi ngạc nhiên, đồng thời cũng mang đến cho chúng ta quá nhiều bài học giáo huấn. Nếu thời gian có thể lùi lại, tôi tin rằng những người thiện lương nhất định sẽ không lựa chọn tiếp tục lặp lại lịch sử.

Vũ Đế thời Bắc Chu diệt Phật gặp phải báo ứng

Trong điển tích Phật giáo “Pháp Uyển Châu Linh” có ghi chép một câu chuyện như sau: Vào năm Khai Hoàng thứ 11 thời nhà Tùy, Triệu Văn Xương giữ chức thừa tự Đại Phủ đột nhiên lăn ra chết, duy chỉ có trái tim ông còn lại chút hơi ấm nên người trong nhà không dám mang thi thể của ông đi chôn cất. Sau đó, bỗng dưng ông ấy sống dậy và kể cho người nhà nghe chuyện mình đã đến địa ngục gặp Diêm Vương. Diêm Vương khen ngợi ông ấy lúc bình sinh tin vào Phật Pháp, có thể đọc thuộc lòng “Kinh Kim Cương” không sai chữ nào nên đã đặc cách đưa ông ấy trở lại dương gian.

Triệu Văn Xương còn nói với người nhà rằng ông ấy đã gặp được hai người ở chốn địa phủ. Một người là Đại tướng Bạch Khởi của nước Tần bị cầm tù trong một hố phân lớn, đầu tóc trôi nổi trên nước trông hết sức thê thảm. Bạch Khởi lúc còn sống đã lạm sát 400 nghìn mạng người nên bây giờ xuống địa ngục bồi hoàn tội nghiệp.

Triệu Văn Xương nhìn thấy một người nữa là vị hoàng đế trẻ tuổi Vũ Đế thời Bắc Chu. Vũ Đế vì gây ra tội diệt Phật nên mắc phải bạo bệnh lìa đời. Văn Xương nhìn thấy Chu Vũ Đế không còn chút thần uy và khí phách nào cả. Vũ Đế bị xiềng xích bằng ba cái cùm lớn ở trong một căn phòng. Triệu Văn Xương từng giữ chức quan hộ vệ ngự giá cho Chu Vũ Đế nên ông ấy có thể nhận ra vị chủ nhân của mình ngày xưa.

Vũ Đế năn nỉ Văn Xương truyền giúp lời cho Tùy Văn Đế Dương Kiên: “Bản thân ta bình sinh đã làm quá nhiều chuyện sai trái, về tình lý thì có thể tha thứ và giải thích với Diêm Vương, nhưng duy chỉ có tội diệt Phật là vô cùng nặng nề, không thể dung thứ.”

Vũ Đế tỏ ra vô cùng ân hận, bèn nói với Văn Xương: “Ta mong rằng Tùy Văn Đế có thể làm pháp sự giúp ta siêu thoát khỏi địa ngục.”

Vũ Đế lúc sinh tiền dám lớn giọng nói rằng bản thân mình không sợ bị hạ xuống địa ngục, cho nên đã gây ra tội lỗi cấm Phật diệt Đạo. Năm 574, sau khi thân chinh Bắc Tề, Vũ Đế ra lệnh phá hủy tượng Phật và kinh Phật trong 400 nghìn ngôi chùa, đồng thời tịch thu tài sản, chiếm lĩnh đất đai của chùa chiền để xây dựng nhà ở cho vương công quý tộc, cưỡng bức 3 triệu tăng ni hoàn tục làm ruộng nộp thuế. Năm 575, Vũ Đế đột nhiên mắc phải bạo bệnh và qua đời ở tuổi 35.

Không lâu sau khi Chu Vũ Đế diệt Phật, giang sơn xã tắc cũng theo đó tiêu vong, hoàng tộc Vũ Văn gần như bị giết sạch không còn một ai. Việc này chẳng phải là báo ứng sao! Chuyện Chu Vũ Đế ở dưới địa ngục ăn năn cầu cứu giải thoát đều có ghi chép lại trong các cuốn sách như “Minh Báo Ký”, “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành”, “Thái Bình Quảng Ký” v.v. Về sau, Tùy Văn Đế Dương Kiên đã trích ngân quỹ để làm pháp sự siêu độ cho Chu Vũ Đế, trong sách chính sử “Tùy Thư” cũng có ghi chép về việc này.

Sau khi Phật giáo truyền sang phương Đông đến nơi Trung Thổ đã từng gặp phải bốn lần diệt Phật. Bốn vị hoàng đế là Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào thời Bắc Ngụy, Vũ Đế Vũ Văn Ung thời Bắc Chu, Đường Vũ Tông Lý Viêm, Thế Tông Sài Vinh thời Hậu Chu đã ra lệnh đập phá tượng Phật, hủy hại chùa miếu, thiêu hủy kinh Phật, sát hại tăng ni cũng như cưỡng ép hoàn tục khiến cho trời đất phẫn nộ, lòng người oán than, mất hết lòng dân. Thế nhưng những kẻ đương quyền vẫn không chịu lắng nghe lời khuyên răn, ngoan cố làm bừa, cuối cùng gây ra đại tội thiên cổ, đành phải bỏ mạng khi tuổi đời còn trẻ. Thác Bạt Đào bị hoạn quan giết chết, Vũ Văn Ung toàn thân lở loét dẫn đến đột tử, Lý Viêm trúng độc mà chết, Sài Vinh đột nhiên phát bệnh tạ thế.

Pháp nạn trong quá trình Phật giáo tiêu mất ở Ấn Độ

Phật giáo ở Ấn Độ đã từng trải qua nhiều lần bị đàn áp bởi vương quyền và ngoại đạo.

Phật giáo đạt đến đỉnh cao vào thời A Dục Đại Đế (vua Asoka) trị vì. Vua A Dục là vị vua thứ ba của vương triều Maurya. Cả đời ông cho xây dựng 84 nghìn tòa tháp xá lợi Phật và bố thí khắp nơi nên đã làm dấy lên lòng đố kỵ của những kẻ ngoại đạo. Sau khi Vua A Dục qua đời, đại tướng quân Bổ Sa Mật Đa La đã sát hại vương hậu Đa Xa và tự phong mình làm vua, lấy Bà La Môn giáo làm quốc giáo, đồng thời ra lệnh tiêu diệt Phật giáo và phá hủy hơn 800 tự viện, những đệ tử xuất gia bị thảm sát tập thể, máu chảy thành sông, những đệ tử Phật giáo tại gia bị bắt giam vào ngục chịu đựng đòn roi.

Trong quyển thứ ba của “Đại Đường Tây Vực ký” có ghi chép: “(Vương triều Qúy Sương (Kushan)) Sau khi vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka) qua đời, Khất Lợi Đa Chủng tự xưng làm vua, trục xuất tăng ni, tiêu hủy Phật Pháp.” Vào thời vương triều Cấp Đa, Bà La Môn giáo ở Ấn Độ dần dần trở thành Ấn Độ giáo, vua Ma Hề La Củ La của tộc Hung Nô ở phía Bắc Ấn Độ đương thời xem Phật giáo như thù địch nên đã ra lệnh diệt Phật, khí thế vô cùng hung hãn khiến cho Phật giáo gặp phải suy bại thảm trọng.

Vào thời vương triều Giới Nhật (Harsha) ở phía Đông Ấn Độ, vua Thiết Thưởng Ca (Shashanka) sử dụng vũ lực xâm lược về phía Tây, ra lệnh diệt Phật, tất cả tăng nhân đều bị chôn sống. Vua Shashanka còn tìm đến gốc cây Bồ Đề nơi Phật Đà thành đạo và ngôi tự viện Phật Đà niết bàn để tiến hành thiêu hủy chúng và thảm sát tăng nhân. Vào thế kỷ 11, vua Muhammad của Afghanistan sử dụng vũ lực xâm chiếm Ấn Độ, đạo Hồi bị xâm nhập, tín đồ dị giáo bị hỏa thiêu, Phật giáo gặp phải kiếp nạn lớn, các đệ tử Phật giáo bị ép buộc cải đạo sang Hồi giáo hoặc là sẽ bị giết chết. Đến thế kỉ 12, các đệ tử của môn Phật giáo bí truyền phải chạy trốn sang Nepal và Tây Tạng.

Phật giáo tại Ấn Độ đã trải qua thời gian hơn một nghìn năm, dần dần đi đến tiêu vong, cho đến hôm nay số người tín ngưỡng vào Phật giáo ở Ấn Độ chiếm chưa tới 1%, số người Ấn Độ còn lại thờ phụng đủ thứ đủ loại loạn bát nháo. Ở một thành phố phía Bắc Ấn Độ còn có cả miếu thờ thần chuột, hay còn gọi là miếu thần Karni Mata. Kể từ 600 năm trở lại đây, mỗi ngày đều có trên hàng trăm nghìn tín đồ đến miếu bái lạy. Chúng ta hãy thử hỏi động vật lẽ nào có thể độ nhân được?

Tội nghiệp diệt Phật chồng chất dẫn đến đại ôn dịch trong lịch sử

Phật Đà chuyển sinh thành thân người, truyền giảng Phật Pháp cho thế nhân, phổ độ chúng sinh. Chúng sinh lại dám nhạo báng, trấn áp, bất kính, lý giải sai lệch đối với Phật Pháp, bất kể là từ bên ngoài hay từ trong nội bộ, chúng sinh đã gây ra tội nghiệp nhắm thẳng vào Phật Pháp, tội lỗi này còn liên quan đến một nhóm lớn quần chúng nên đã tạo thành núi nghiệp chồng chất, từ đó trong luân hồi chuyển sinh ắt sẽ hình thành mọi loại khổ nạn ở chính nơi đó như nghèo khổ, lạc hậu, thiên tai, ôn dịch v.v.

Từ đầu thế kỷ 19 cho đến nay, Thần Ôn dịch hầu như chưa bao giờ rời bỏ Ấn Độ. Ấn Độ thường được biết đến với những chuyến du lịch trên lưng lạc đà, nhưng mấy ai biết rõ ở nơi khởi nguồn của đất nước Ấn Độ là vùng châu thổ sông Hằng đã từng xảy ra trận dịch tả lớn vào năm 1817. Dịch tả hoành hành khắp nơi trên thế giới, đáng sợ gấp mấy lần so với dịch bệnh Cái Chết Đen ở châu Âu vào thời trung cổ. Dịch tả đã gây ra cái chết cho 15 triệu đến 38 triệu người ở Ấn Độ trong suốt thế kỷ 19.

Năm 1898, một công nhân làm việc ở kho lương thực Mumbai xuất hiện triệu chứng bệnh dịch hạch, từ đó dịch bệnh hoành hành trên quy mô lớn khiến cho 500 nghìn người mất mạng. Trong vòng trước sau 10 năm, ở Ấn Độ có trên 10 triệu người chết do bệnh dịch hạch. Trong vòng 30 năm sau kể từ lần xảy ra dịch hạch trước đó, Ấn Độ lại có thêm 12,5 triệu người chết do bệnh dịch hạch. Năm 1994, dịch hạch tiếp tục hoành hành ở Ấn Độ khiến cho 300 nghìn đến 500 nghìn người dân ở thành phố Surat phải tản đi khắp nơi. Năm 1926 đến năm 1930, bệnh đậu mùa hoành hành ở Ấn Độ khiến ai cũng phải khiếp sợ, số người tử vong thời đó chạm mốc 500 nghìn người.

Có một người Ấn Độ đã hồi tưởng lại về đại dịch cúm Tây Ban Nha diễn ra vào năm 1918 như sau: “Sông Hằng đầy ắp xác người chết. Vợ tôi cũng là một trong số đó. Chúng tôi không có đủ củi để hỏa táng, có thể nói đó là thời khắc khó quên nhất trong cuộc đời của tôi. Những người thân trong nhà lần lượt bỏ tôi ra đi một cách chóng vánh.” Theo số liệu thống kê của học giả người Mỹ Kingsley Davis, số người tử vong trong đại dịch cúm Tây Ban Nha ở Ấn Độ ước chừng có khoảng 20 triệu người, chiếm khoảng 5% dân số thời bấy giờ, và tỷ lệ mắc bệnh tử vong lên đến 10%.

Trước mắt, Ấn Độ là khu vực có số người mắc bệnh AIDS cao thứ ba trên toàn thế giới, ước chừng có khoảng 2 triệu ca nhiễm bệnh. Mỗi năm, Ấn Độ có khoảng một hai vạn người chết do bệnh sốt rét. Đồng thời, ở Ấn Độ cũng thường xuyên bùng phát các loại bệnh khác như sốt xuất huyết, bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn Leptospira, thương hàn, viêm não v.v. Trong giai đoạn dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành, trên mạng cũng có đăng tải đoạn video người nhiễm bệnh ở Ấn Độ ngã lăn ra đất, tình trạng dịch bệnh hết sức nghiêm trọng.

Ấn Độ gần như đã trở thành đại bản doanh lưu hành dịch bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Từ thời cận đại cho đến nay, Ấn Độ có khoảng 70 triệu người tử vong do dịch bệnh. Ngoại trừ các nhân tố khiến cho dịch bệnh dễ dàng lây nhiễm như mật độ dân số đông đúc, nghèo khổ, môi trường sinh thái ô nhiễm v.v. Thì tội nghiệp tích lũy chồng chất do bức hại Phật giáo nguyên thủy cũng có thể là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến cho dịch bệnh liên tục hoành hành ở đất nước này.

La Mã cổ đại từng bị ôn dịch ghé thăm vài lần

La Mã cổ đại bức hại tín đồ Cơ Đốc trong suốt 300 năm, ôn dịch giáng xuống hết thảy 3 lần với khoảng 60 triệu người tử vong. Năm 313, tín đồ Cơ Đốc được giải oan nhưng tội nghiệp mà người La Mã gây ra do bức hại tín đồ không hề tiêu mất. Từ năm 541 đến năm 591, trận dịch hạch Justinian đã lấy đi sinh mạng của 30 triệu đến 50 triệu người.

Cuộc đàn áp điên cuồng đối với các tín đồ Cơ Đốc thời đó khiến cho người ta phải sởn tóc gáy. Tương tự như vậy, ôn dịch hoành hành dữ dội cũng làm cho nhân loại kinh hồn khiếp vía.

Những tín đồ Cơ Đốc làm việc thiện nhưng lại bị giá họa thành phạm tội và bị chính quyền đương thời phỉ báng là tà giáo. Hoàng đế La Mã đã hạ lệnh quăng các tín đồ Cơ Đốc vào trong đấu trường làm mồi cho sư tử, có người còn bị bắt lên giàn hỏa thiêu, những người kiên định vào tín ngưỡng bị bắt giam vào ngục, chịu đòn tra tấn, đồng thời bị xem như dị loại và những kẻ bị điên. Những người trong chính quyền đương thời đã cung cấp tin mật báo khiến cho các tín đồ Cơ Đốc rơi vào tình cảnh thê thảm bị thú dữ xâu xé ăn thịt. Thế nhưng, việc này lại trở thành thú vui tiêu khiển kích thích thần kinh cho những người dân La Mã thời đó. Các sứ giả của Thần không còn lối thoát, họ bèn xem cái chết như sự trở về nhà.

Tuy nhiên, báo ứng theo đó như hình với bóng, tựa như có một khí thế to lớn sắp sửa ập đến. Nhà sử học John đã từng ghi chép như sau: “Lúc người ta đang ngồi tám chuyện với nhau thì họ bắt đầu cảm thấy quay cuồng, sau đó họ ngã lăn ra đất khi đang đi trên đường hay ở nhà riêng. Có một người nọ tay đang cầm dụng cụ làm sản phẩm thủ công thì bỗng dưng té sang một bên, hồn siêu phách lạc.”

“Một số người nội tạng xổ hết ra ngoài, một số người bị viêm ruột, dịch mủ tràn ra khắp nơi, đặc biệt là có triệu chứng sốt cao, những người này đều chết trong vòng hai ba ngày. Có người nhiễm bệnh có thể cầm cự trong vài ngày, nhưng cũng có người chết ngay trong vòng vài chục phút sau khi phát bệnh.”

“Mỗi một vương quốc, mỗi từng lãnh thổ, mỗi từng địa khu cho đến mỗi từng thành phố lớn, toàn bộ người dân đều bị ôn dịch bao trùm không có nơi nào bị bỏ sót.”

Các hoàng đế La Mã đã từng bức hại tín đồ Cơ Đốc cũng không có kết thúc tốt đẹp. Hoàng đế Nero tự sát bỏ mạng trong một cuộc bạo động; hoàng đế Decius chết trận; hoàng đế Anthony và Claudius II nhiễm bệnh tử vong; hoàng đế Galerius chết vì bệnh, tế bào toàn thân ông ta chứa đầy giòi bọ.

John đã tự mình chứng kiến trận ôn dịch xảy ra vào thời đó. Trong cuốn “Thánh Đồ truyện”, ông từng viết: “Con cháu của chúng ta sẽ thấy kinh hoàng chấn động trước những tai họa đáng sợ gây ra bởi những hành vi tội lỗi của chính chúng ta. Hơn nữa, những người không may nhận phải sự trừng phạt cũng có thể thanh tỉnh ra, từ đó bản thân họ có thể được cứu thoát khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như những khổ nạn trong tương lai.”

Tuy vậy, nhân loại vẫn không nghe theo lời cảnh báo của John.

ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công chiêu mời hai lần đại ôn dịch

ĐCSTQ tuyên truyền vô Thần luận và giả-ác-đấu, nó đã trở thành một loại kiếp nạn để xét xem nhân loại có thể bước qua tương lai được hay không. Năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại đối với Đại Pháp vũ trụ, nó gần như lôi kéo toàn bộ người Trung Quốc vào trong đó. Trong mấy năm nay, đâu đâu cũng có những kẻ gặp phải ác báo.

Dựa theo bài báo cáo ngày 19 tháng 4 năm 2011 đăng trên Minh Huệ Net, Hoạt Hải Anh, Thường ủy ở huyện Tán Hoàng thuộc tỉnh Hà Bắc là kẻ chuyên bức hại Pháp Luân Công. Ngày 10 tháng 2 năm 2002, đứa con trai 18 tuổi của hắn ta tên là Hoạt Hằng đã bị xe tông chết, linh hồn của cậu ta trở về nói chuyện với Hoạt Hải Anh: “Thưa cha, từ đây về sau cha không được đụng đến Pháp Luân Công. Pháp Luân Đại Pháp là Chính Pháp! Cha có nghe con nói không!” Hoạt Hải Anh như chợt hiểu ra nên đã đồng ý với lời yêu cầu của con trai mình. Các quan chức cấp cao cũng như những nhóm chuyên môn trong tỉnh Hà Bắc đã tìm đến Hoạt Hải Anh để xem thực hư ra sao. Hoạt Hải Anh đã kể lại toàn bộ sự thật, và cuối cùng ông ta tự đề xuất từ chức không làm tiếp nữa.

Trong bài báo cáo trên còn nhắc đến việc ở Ban thường ủy quản lý trị an xã hội tại trấn Cao Kiều, huyện Nghi Thủy thuộc tỉnh Sơn Đông có một sinh viên tốt nghiệp đại học 27 tuổi tên là Ư Trường Lượng đã tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Rốt cuộc cậu ta đã bỏ mạng trong một tai nạn xe cộ vào trước dịp tiết Thanh Minh năm 2006. Về sau, âm hồn của Ư Trường Lượng nhập vào người vợ của Bộ trưởng vũ trang Trương Vĩnh Tân, cậu ta bèn cho gọi thư ký La, trưởng thôn họ Đậu và giám đốc Ban thường ủy quản lý trị an xã hội đến nghe cảnh báo: “Mấy năm nay các ông vẫn luôn không làm việc tốt, chỉ biết chỉnh trị người tốt và tham gia bức hại Pháp Luân Công. Các ông nếu còn không biết hối cải thì xem như là xong đời rồi! Cả bản thân tôi cũng không thoát khỏi!” Tất cả cán bộ cốt cán của ĐCSTQ đã chứng kiến tận mắt toàn bộ quá trình diễn ra vào ngày hôm đó.

Trên Minh Huệ Net còn có đăng tải rất nhiều ví dụ về những trường hợp nhận phải ác báo. ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công khiến cho ai nấy cũng phải biểu đạt thái độ của mình, nó xách động mỗi từng người dân Trung Quốc thù hận các học viên Pháp Luân Công, tham dự vào việc bức hại người tu luyện Pháp Luân Công, đồng thời mang đến cho kẻ bức hại cơ hội thăng quan phát tài. ĐCSTQ đã đẩy người Trung Quốc xuống vực thẳm vạn kiếp bất phục.

Nhìn lại những bài học giáo huấn trong lịch sử, không khó để người ta phát hiện ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến dịch SARS năm 2003 và dịch viêm phổi Vũ Hán năm 2019 chính là do ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công chiêu mời ôn dịch. Nhưng trong hai lần dịch bệnh này, ĐCSTQ vẫn còn tiếp tục phát tán những lời dối trá ngập trời dậy đất, nào là kháng dịch thành công, nó tự tô vẽ cho bản thân mình với mục đích căn bản là muốn duy trì sự giả dối và lừa gạt, cuối cùng nó khiến cho người Trung Quốc không kịp trở tay trong lần đại đào thải sắp tới.

Lịch sử không nên lặp lại, chỉ có những ai nhìn rõ ĐCSTQ tà ác và minh bạch chân tướng Đại Pháp thì mới có thể vượt qua kiếp nạn.

Tham khảo:

1. Bài viết “Lịch sử là một tấm gương: Lời cảnh báo Đế quốc La Mã tiêu vong vì dịch bệnh” của Tâm Duyên đăng trên Minh Huệ Net
2. Bài viết “Ba lần ôn dịch thời La Mã cổ đại” của Cổ Kim đăng trên Minh Huệ Net
3. Bài viết “Lời cảnh báo truyền từ cõi âm ty” đăng trên Minh Huệ Net
4. Bài viết “Bức hại Thần Phật bị đánh hạ xuống địa ngục” của Ngô Ngô đăng trên Minh Huệ Net
5. Bài viết “Lịch sử bốn lần diệt Phật, kết cuộc lặp lại tương tự” đăng trên Minh Huệ Net
6. “Thái Bình Quảng Ký” (Lý Phưởng, thời nhà Tống)
7. “Các trận đại ôn dịch trong lịch sử cận đại của Ấn Độ” đăng trên Đại Kỷ Nguyên


Bản tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2020/6/17/407779.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2020/7/19/185930.html

Theo MinhHue Net

Ngày đăng: 11-08-2020